Nụ Hoa Tam Thất Thần Dược Cho Giấc Ngủ Vàng
Cái tên tam thất xuất phát từ chính những đặc tính sinh trưởng cũng như sinh học của loại cây này. Người xưa khi trồng tam thất đã nhận ra đặc điểm riêng biệt: cây phát triển năm đầu tiên có 3 lá chét, những năm sau có 7 lá chét. Ngoài ra tam thất trồng 3 năm mới ra hoa, 7 năm mới thu hoạch củ cũng là một nguồn cơn cho tên gọi đặc biệt này.
Tên khoa học: Panax Noto Ginseng. Thuộc họ nhân sâm
Các tên không phải để “cúng cơm” khác như: Điền tam thất, Xuyên tam thất, Sâm tam thất, Sâm Vũ Diệp, Sâm hoàng liên v.v.. nickname thời trước: Kim bất hoán tức là vàng cũng không đổi.
- Thân cỏ, lá mọc vòng, cuống dài bằng hoặc hơn chiều dài của lá. Mỗi cuống có từ 3-7 lá chét hình mác, có răng cưa. Cây tam thất có màu xanh hơi đậm, mặt lá có lông nhưng hơi bóng. Ưa sống nơi ẩm thấp, râm mát. Để trồng được ở Lào Cai các vườn đều phải phủ lưới đen tránh nắng.
- Nụ tam thất nhỏ, có hình nắm xôi mọc ở đầu cành.
- Quả mọng, màu xanh, khi chín màu đỏ, trong có 2 hạt hình bầu dục.
- Củ tam thất là phần rễ phình to, có màu vàng – đen – xám. Thực tế củ tam thất có 5 loại 5 màu khác nhau, tùy theo vùng đất trồng và khí hậu thổ nhưỡng. Cơ bản không khác nhau về công dụng và giá cả nên sự phân biệt này không được chú ý lắm.
- Các saponin là chất tác dụng chính của tam thất. Hàm lượng saponin quyết định phẩm cấp của tam thất. Loại thấp nhất là 2,5% và cao nhất là 9,5% trong rễ củ, 12% trong nụ hoa. Trong đó có saponin nhân sâm (Gensenosid) và saponin tam thất (Notoginsenosid).
- Dencichin 0,9% là chất có tác dụng cầm máu.
- Các acid hữu cơ: Octanoic, Nonanoic, Palmitic, Acetic v.v…
- Các Flavonoid.
- Các acid amin: Aspartic, Glutamic, Lysin, Acetic…
Tinh dầu: tạo mùi thơm đặc trưng của tam thất
Cách dùng hoa tam thất chữa bệnh
Cách dùng hoa tam thất rất đa dạng và phong phú. Mỗi cách dùng lại phát huy tác dụng điều trị 1 loại bệnh khác nhau.
Cây tam thất là một loại cây ưa ẩm và sống được ở những vùng có khí hậu ôn đới. Từ xưa đến nay, cây tam thất đã được lưu tâm và nghiên cứu rất nhiều về công dụng tuyệt vời của nó. Đây là một loại cây thảo dược quý. Hầu hết các bộ phận của cây đều được chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Những ai đã biết đến loại cây thảo dược quý này cũng thường chỉ biết đến củ tam thất với nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc.
- Tác dụng ổn định huyết áp. Kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt.
- Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao. Đặc biệt là khả năng giải nhiệt trong những ngày mùa hè oi bức.
- Tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh.
- Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết.
- Tác dụng giảm béo, tiêu mỡ thừa và đặc biệt giúp bạn có một cơ thể đẹp và làn da mịn màng.
- Tăng cường chức năng gan, giải độc mát gan, hạ men gan. Hoa tam thất rất tốt cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan.
Cách dùng hoa tam thất
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.
Cách sử dụng hoa tam thất cũng rất đa dạng. Hoa tam thất có thể kết hợp với các vị thuốc khác để chữa trị các bệnh. Dùng hoa tươi hay hoa khô tùy theo đặc tính bài thuốc. Ngoài ra, cách phổ biến hay dùng nhất đó là pha trà uống hàng ngày.
Có thể dùng hoa tam thất như một loại trà để uống hàng ngày. Tuy nhiên theo kinh nghiệm điều trị bệnh, thời điểm dùng hoa tam thất tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ, hãy dùng 1 ấm trà hoa tam thất vào lúc 9 giờ tối. Chắc chắn bạn sẽ có một giấc ngủ ngon. Duy trì đều đặn, chỉ sau khoảng 1 tháng sử dụng sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ rõ rệt kể cả những người bị mất ngủ kinh niên.
Ngoài cách dùng hoa tam thất và nụ tam thất, người dùng có thể chế biến củ tam thất làm thuốc rất hiệu quả. Củ tam thất có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Mỗi bài thuốc trị bệnh từ củ tam thất lại phát huy một tác dụng khác nhau.
Nụ tam thất dùng dưới dạng pha trà. Mỗi ngày dùng 3 – 5g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Nụ tam thất rất tốt, có thể uống trà nụ tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh vừa nâng cao thể trạng.