Trên những thửa ruộng bậc thang lưng chừng núi, trên những sườn đồi dốc ngút ngàn của rẻo cao Tây Bắc, chỉ có thể cấy được một vụ lúa nương, nên hạt gạo lúa nương rất quý, đó là sự kết tinh từ những màu mỡ của đất, của trời trong cả một năm. Nên khi được thu hoạch, gạo lúa nương đã trở thành một đặc sản gạo quý của vùng núi cao Tây Bắc. 

Gạo nương là loại gạo được trồng trên nương, đồi núi cao. Từ khi chọc lỗ tra hạt tới khi thu hoạch hoàn toàn nhờ mưa móc nắng gió của trời, dinh dưỡng nước ngầm của núi hoàn toàn không có hóa chất, phân đạm. Mỗi năm chỉ canh tác được một vụ duy nhất vì thời gian tra hạt tới khi thu hoạch mất khoảng 7 tháng và cần du canh, di chuyển vị trí sau mỗi mùa vụ. Sản lượng thóc lúa thu được không cao như thóc lúa dưới xuôi tuy nhiên lúa nương đem lại giá trị cao về dinh dưỡng, phẩm chất hạt gạo. 

Gạo nếp nương Điện Biên - kết tinh của núi rừng Tây Bắc

Gạo nếp nương điện biên là kết tinh từ những mảnh đất màu mỡ của núi, rừng Tây Bắc, gạo nếp nương Điện Biên mang trong mình vẻ đẹp trắng ngần, vị dẻo, ngọt và hương thơm tự nhiên khó quên. Bởi thế mà ai đã đi tới Tây Bắc đều không quên mua nếp nương về làm quà.

 

 

Nguồn gốc, hương vị gạo nếp nương Điện Biên

 

Là loại gạo ngon của Điện Biên - vùng đất anh hùng, có mấy ai biết được gạo nếp nương thu hút người dùng bởi điều gì?

Điện Biên - vùng đất sản sinh loại gạo nếp nương trứ danh

Lòng chảo Điện Biên vốn nổi tiếng với bề dày lịch sử cùng nền văn hóa ẩm thực tuyệt vời. Với địa thế đẹp, đất đai màu mỡ, Điện Biên là nơi thai nghén của biết bao sản vật ngon và lạ. Một trong những đặc sản nổi tiếng của Điện Biên chính là gạo - món ăn hằng ngày quen thuộc đối với người dân Việt Nam.

Được trồng trên những mảnh đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu ôn hòa, dưới kết tinh của đất trời, những cây lúa nếp nương sinh trưởng, cho ra đời những hạt gạo thơm ngon. Lớn lên từ mạch nước ngầm ngọt lịm, không khí tinh sạch nơi rẻo cao, các loại nếp nương Điện Biên đều nổi tiếng bởi vị dẻo ngọt và hương thơm khó quên. Đặc biệt, vì mỗi năm nếp nương chỉ cấy được một vụ nên nó càng quý giá hơn. Khi thu hoạch, nó đã trở thành loại gạo đặc sản của vùng núi cao Tây Bắc.

 

  • Nếp nương Điện Biên gồm có nếp trắng và nếp cẩm. Nếp nương trắng có hạt dài, mẩy, căng tròn, màu trắng sữa. Khi nấu lên, nếp có độ sáng bóng, vị ngọt thơm và mềm, dẻo. Đặc biệt, vì được trồng theo lối canh tác truyền thống, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên lúa nếp nương thường săn, chắc hạt và rất thơm.

  • Nếp cẩm (còn gọi là nếp than, gạo đen) là loại gạo có màu sẫm thay vì màu trắng, khi nấu lên sẽ trở thành màu đỏ hoặc tím đen. Từng hạt gạo đều căng mẩy, bóng và đều tăm tắp, có hương thơm dịu của núi rừng. Gạo nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng cao, được gọi là gạo bổ máu.
  • Khi nấu gạo nếp nương Điện Biên lên thành xôi có cảm giác xôi không được kết dính lắm, hạt gạo không nhiều nhựa và nở nhiều như một số loại nếp khác. Tuy nhiên, chỉ khi ăn vào người dùng mới cảm nhận được hết vị ngọt, dẻo, thơm trong hạt cơm. Thậm chí, gạo vẫn dẻo và mềm mãi cả khi để nguội 2 - 3 ngày.
  • xôi ngũ sắc

    Với nguyên liệu gạo nếp nương, món xôi nếp sẽ ngon khó cưỡng. Xôi nếp nương Điện Biên có vị ngọt, dẻo, thơm tự nhiên và không bị cứng dù để nguội. Bên cạnh xôi trắng, người ta còn tạo màu cho xôi bằng cách nấu cùng các loại lá, hoa rừng để tạo màu vàng, xanh, tím, đỏ,... tạo thành xôi ngũ sắc trong các dịp lễ, tết, giúp món xôi trở nên hấp dẫn hơn.

  • Bánh chưng nếp nương lá riềng

    Bánh có màu xanh mướt tự nhiên do gạo được làm từ nếp nương ngâm với nước cốt lá riềng. Tuyển chọn những hạt gạo dài, chắc mẩy để làm bánh chưng nên bánh giữ nguyên được hình dáng hạt gạo dù được ninh nhừ tới 12 tiếng. Bánh chưng rất dẻo, nhân bánh làm từ thịt lợn sạch thái miếng to, mỡ không béo, được bọc trong lớp đỗ xanh đã được đồ nhừ, tạo cho bánh vị ngon và có mùi thơm đặc trưng.

    Khâu làm bánh chưng được tiến hành chỉn chu, tỉ mẩn từ cách làm lá, lạt tới gạo, thịt, đỗ, cách luộc,... Và dù để tủ lạnh 3 - 4 ngày, bánh vẫn không hề bị lại gạo như các loại gạo nếp thông thường. Bởi vậy, bánh chưng nếp nương Điện Biên được nhiều người dân trong và ngoài nước ưa chuộng.

    Sinh trưởng trên chất đất màu mỡ của các thửa ruộng bậc thang, cộng với khí hậu Tây Bắc đặc trưng, gạo nếp nương Điện Biên chính là kết tinh của những tinh hoa đất trời Tây Bắc. Bởi vậy, khách du lịch khi ghé Điện Biên thường không quên tìm tới những đại lý gạo nếp nương đặc sản để mua gạo về làm quà cho bạn bè, người thân.